Subscribe:
Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Nga - Mỹ đua nhau báo công tiêu diệt chiến lược gia của IS

Một quan chức Mỹ cho rằng việc Nga tuyên bố đã hạ phát ngôn viên Nhà nước Hồi giáo Abu Mohamed al-Adnani chỉ là "trò đùa", trong khi Nga tuyên bố quân đội tiêu diệt y trong chiến dịch không kích. 

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.
Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo phi cơ Su-34 của Moscow tiêu diệt "lên đến 40" phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm Abu Mohamed al-Adnani, trong đợt không kích gần làng Um Hosh, tỉnh Aleppo, ngày 30/8. Adnani là phát ngôn viên, chiến lược gia của IS.
"Đó chỉ là trò đùa", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ trả lời ngày 31/8, khi được hỏi về thông tin trên.
Nga triển khai chiến dịch không kích tại Syria hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad từ năm ngoái nhưng đây là lần đầu tiên Moscow nhận tiêu diệt một chỉ huy IS cấp cao.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói không có bằng chứng cho thấy Nga tiêu diệt Adnani. "Chúng tôi không có thông tin củng cố điều Nga đưa ra", ông phát biểu với báo giới.
Mỹ cho biết liên minh quốc tế, do Washington dẫn đầu, không kích nhằm vào Adnani trong chiến dịch ở tỉnh Aleppo ngày 30/8 nhưng Lầu Năm Góc vẫn đang đánh giá kết quả. Adnani được treo thưởng 5 triệu USD.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói đợt không kích do máy bay không người lái Predator thực hiện. Predator phóng tên lửa Hellfire vào ôtô nghi chở Adnani. Chiến dịch được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ đặc nhiệm Mỹ đang phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).
Lầu Năm Góc rất thận trọng trong việc xác định danh tính mục tiêu không kích. Trong quá khứ từng có trường hợp Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã chết nhưng mục tiêu vẫn sống sót.

Trung Quốc lo hội nghị thượng đỉnh G20 đổ bể

Bắc Kinh lo ngại phương Tây và các đồng minh sử dụng tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch phá hỏng ý định chiến lược của mình tại hội nghị thượng đỉnh G20.

trung-quoc-lo-hoi-nghi-thuong-dinh-g20-do-be
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP
Mặc dù hy vọng củng cố vị thế cường quốc thế giới thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hàng Châu vào 4-5/9, Bắc kinh vẫn tỏ ra lo ngại phương Tây và các đồng minh sẽ tìm cách phủ nhận mọi nỗ lực và vai trò của mình trên trường quốc tế.
Vì thế, đảm bảo điều này không xảy ra sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ dấu để Bắc Kinh đánh giá mức độ thành công của hội nghị, theo Reuters.
Bình luận viên về Trung Quốc Ben Blanchard nhận định Bắc Kinh đang muốn sử dụng hội nghị để đề xuất một chiến lược lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc đàm phán này sẽ bị phủ bóng bởi những tranh cãi trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch.
"Trung Quốc đang cảm thấy dường như người Mỹ đang cố gắng bao vây họ", một phái viên cấp cao phương Tây mô tả các cuộc trao đổi với quan chức Trung Quốc trước G20.
Trung Quốc gần đây thể hiện sự tức giận trước phán quyết của Tòa Trọng tài, bác bỏ yêu sách phi lý của nước này trên Biển Đông. Bắc Kinh cáo buộc chính Washington mới là nhân tố đứng đằng sau vụ kiện được khởi xưởng bởi Manila.
Bắc Kinh luôn khẳng định họ không muốn những vấn đề trên phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh G20, một sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia của nhiều nguyên thủ và lãnh đạo trên thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô rằng đây là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc hình thành quy tắc quản trị toàn cầu và vượt lên với tốc độ tăng trưởng toàn cầu bền vững. Tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố hội nghị G20 lần này sẽ là một trong những hội nghị hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Study Times hồi giữa tháng 8 lại lo ngại các nước phương Tây đang cố gắng nhằm loại trừ một Trung Quốc đang "trỗi dậy" và bác bỏ vai trò của Bắc Kinh trên trường quốc tế bằng cách thiết lập các cơ chế như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Lo ngại đồng minh của Mỹ
Ngày 25/8, ủy viên Quốc vụ viện phụ trách ngoại giao của Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã kêu gọi Nhật Bản nên "đóng vai trò xây dựng" tại hội nghị thượng đỉnh G20, trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại Tokyo có kế hoạch can dự vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Wang Youming, Giám đốc chương trình về các nước đang phát triển tại Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc cho biết trên Global Times rằng càng đến gần hội nghị thượng đỉnh G20, "Nhật Bản càng cố tình tìm cách gây rắc rối".
"Nhật Bản can dự vào các vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách hỗ trợ Philippines, hay kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của 'cái gọi là' Tòa Trọng tài. Nhật Bản giở các thủ đoạn cũ và không thể không nghĩ rằng họ đang tìm cách làm mọi chuyện rối tung lên", Youming cáo buộc.
Về kinh tế, Trung Quốc cũng không hài lòng trước những nghi ngại của Anh và Australia về chiến lược đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh, khi khẳng định thái độ của London và Canberra là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ và sự hoang tưởng.
Australia mới đây đã ngăn cản thương vụ bán hệ thống cung cấp năng lượng lớn nhất nước này cho Trung Quốc với giá 7,7 tỷ USD, trong khi Anh đã trì hoãn một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc đầu tư với số vốn lên đến 24 tỷ USD.
Joerg Wuttke, Chủ tịch phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc cho biết ngày càng nhiều quan chức phương Tây lo ngại về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Họ công khai phản đối việc các doanh nghiệp này bị đối xử không công bằng và cho rằng Trung Quốc đang có thái độ bảo hộ cho các công ty của mình.
"Một điều chắc chắn là Trung Quốc rất mong muốn G20 diễn ra suôn sẻ. Điều này rất quan trọng, đó là niềm tự hào quốc gia. Nhưng đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Bắc Kinh", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Người tị nạn Syria chém chết phụ nữ tại Đức

Một người tị nạn Syria bị bắt sau khi giết một người phụ nữ bằng dao rựa tại thành phố Reutlingen, Đức.

nguoi-ti-nan-syria-chem-chet-phu-nu-tai-duc
Kẻ tấn công bị cảnh sát khống chế. Ảnh: Twitter
Theo AFP, cảnh sát cho biết vụ tấn công xảy ra sau khi hung thủ cãi vã với một phụ nữ Ba Lan 45 tuổi khoảng 16h30 hôm 24/7 giờ địa phương, gần trạm xe buýt chính tại trung tâm Reutlingen, tây nam nước Đức.
Cảnh sát cho rằng vụ việc không mang nhiều dấu hiệu của một cuộc tấn công khủng bố, mà có vẻ như liên quan đến vấn đề tình cảm.
Truyền thông Đức đưa tin kẻ tấn công và người phụ nữ bị sát hại làm việc trong cùng một nhà hàng thức ăn nhanh Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cuộc cãi vã nổ ra.
Báo Đức Bill đưa tin rằng nạn nhân đang mang thai, tuy nhiên, phát ngôn viên cảnh sát cho biết ông chưa thể xác nhận chi tiết này.
Một nhân viên tại nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết người tị nạn Syria 21 tuổi đã đến Đức một mình khoảng 18 tháng trước đây.
Sau khi giết người phụ nữ, anh ta đập vỡ kính một chiếc xe, làm bị thương nữ tài xế. Anh ta cũng làm bị thương mặt một thanh niên. Một phụ nữ khác bị thương nhẹ ở đầu khi cô bị kẻ tấn công xô vào, khi anh ta đang chạy trốn.
Phát ngôn viên cảnh sát cho biết vụ việc kết thúc khi kẻ tấn công bị "một chiếc BMW đâm trúng", nhưng ông chưa xác nhận được rằng người lái xe đã cố tình đâm kẻ tấn công như một số báo đưa tin, hay đây là hành động vô tình.
Đức tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn vào năm ngoái. Người dân Đức ngày càng có cái nhìn thiếu thiện cảm về người nhập cư, kể từ sau khi những người này bị cho là đã thực hiện một loạt vụ tấn công tình dục trong đêm giao thừa tại thành phố Cologne.
nguoi-ti-nan-syria-chem-chet-phu-nu-tai-duc-1
Con dao hung thủ dùng để gây án. Ảnh: AP.

Cuộc sống của 40.000 người ở học viện Phật giáo Tây Tạng

Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học.
 
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện nằm trên một sườn đồi cao 3.800 mét so với mực nước biển,  theo Telegraph. Ảnh: Bodhicitta

 
 
Các nhà sư tụ tập ngoài bãi đất trống trên đỉnh đồi. Ảnh: Shinya Itahana
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng không có người ở.
Mặc dù nằm tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
 
 
Một con dê đang ăn rau trong giỏ, cảnh tượng thường thấy trên đường phố khu Học viện Phật giáo. Ảnh: Shinya Itahana
 
 
Nhà cửa ở đây chủ yếu xây từ gỗ. Căn nọ nối tiếp căn kia, tạo thành từng lớp nhà gỗ hàng nghìn căn trải dọc sườn đồi. Trong nhà không có nhà vệ sinh riêng, thay vào đó, họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng xây bên ngoài. Ảnh: Shinya Itahana
 
 
Các nhà sư Tây Tạng đi lấy nước ở giếng công cộng. Ảnh: Shinya Itahana
 
 
Một tòa nhà của học viện Phật giáo. Ảnh: Bodhicitta
 
 
Hai nhà sư đi bộ ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
 
 
Những người hành hương đi bộ dọc theo một ngôi chùa ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
 
 
Quang cảnh ngoài sân tu viện chính ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
 
 
Bên trong học viện là các tăng ni đang ngồi đọc sách. Ảnh: Shinya Itahana
 
 
Một ni cô đang ngồi đọc kinh Phật. Ước tính có khoảng 9.000 ni cô ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Không chỉ thu hút những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, học viện còn thu hút học viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt bằng tiếng Trung Quốc phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
 
 
Người hành hương ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền. 
 
 
Có rất nhiều những cửa hàng nhỏ thế này ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Từ ngày 18/6, người ngoại quốc cũng không được phép tới thăm Larung Gar hoặc Sertar, thị trấn lân cận.
Trung Quốc hôm 20/7 bắt đầu phá dỡ một số khu nhà ở học viện, sớm hơn 5 ngày so với thông báo.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Bé trai mất tích khi bị bố mẹ bỏ lại trong rừng đầy gấu

Cậu bé 7 tuổi Yamato Tanooka mất tích chỉ vài phút sau khi bị bố mẹ bỏ lại trong khu rừng ở miền bắc Nhật Bản. 
be-trai-mat-tich-khi-bi-bo-me-bo-lai-trong-rung-day-gau
Bố mẹ Yamato bỏ con lại trong khu rừng có gấu hoang dã sinh sống. Ảnh: ANN News
Theo Washington Post, cảnh sát Hokkaido cho biết đứa trẻ mất tích khoảng 16h (giờ địa phương) hôm 28/5. Hai tiếng sau, phụ huynh gọi điện báo cảnh sát, nói rằng con trai biến mất trong lúc cả nhà leo núi hái rau dại.
Tuy nhiên, Takayuki Tanooka, 44 tuổi, cha cậu bé, cuối cùng thừa nhận đã nói dối. Cả nhà Tanooka gồm bố mẹ, chị gái và cậu bé 7 tuổi đi leo núi nhưng cậu bé cứ ném đá vào xe và người đi đường. Quá tức giận, trên đường về, bố mẹ bắt Yamato xuống xe, rồi lái đi xa khoảng 500 mét. 
"Họ khai rằng đi một đoạn liền lập tức quay lại, nhưng con trai đã biến mất", phát ngôn viên cảnh sát cho biết. 
Cảnh sát đã huy động hơn 150 sĩ quan cùng lính cứu hỏa tìm kiếm. Họ băng qua khu rừng dày đặc cây cối, cưỡi ngựa dọc đường mòn, mang theo cả chó nghiệp vụ và trực thăng để truy tìm tung tích cậu bé. Tuy nhiên, đã sang ngày tìm kiếm thứ tư mà vẫn không phát hiện dấu vết Yamato. Khu vực lần cuối người ta nhìn thấy cậu bé là nơi sinh sống của gấu hoang dã. 
be-trai-mat-tich-khi-bi-bo-me-bo-lai-trong-rung-day-gau-1
Đội cứu hộ cưỡi ngựa theo con đường xuyên rừng rừng. Ảnh: AP
"Tôi cảm thấy rất có lỗi với con", ông bố nói. "Tôi xin lỗi vì đã làm phiền mọi người".
Cảnh sát vẫn đang xem xét khởi tố cặp phụ huynh bỏ con, trong khi dư luận Nhật Bản tỏ ra phẫn nộ với cách hành xử của hai người này.
"Đây không phải là hình thức phạt con, mà là lạm dụng", một người viết trên Twitter. 
"Hai người đó thật ngu ngốc, đến nỗi tôi không còn gì để nói", một người khác viết.

Nhật, Hàn báo động vì nghi Triều Tiên sắp phóng tên lửa

Hàn Quốc và Nhật Bản đang ở trong tình trạng cảnh giác cao giữa mối nghi ngại rằng Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo.
[Caption]hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3
Hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3 của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo
Quân đội Nhật Bản hôm qua được đặt trong tình trạng báo động khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục nỗ lực thứ tư sau 3 vụ phóng tên lửa Musudan thất bại.
Những dấu hiệu được nhận thấy tại phía đông Triều Tiên, gần biển Nhật Bản.
Một nguồn tin chính phủ cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã ra lệnh quân đội triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3 và tăng cường hoạt động giám sát, Kyodo đưa tin. Quân đội Nhật Bản cũng triển khai các tàu khu trục Aegis có radar tinh vi và khả năng đánh chặn tên lửa.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động này nhiều lần trong năm nay. Tháng trước, Triều Tiên nỗ lực phóng một tên lửa tầm trung Musudan 3 lần nhưng đều thất bại.
"Chúng tôi đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tên lửa và duy trì sự sẵn sàng chiến đấu ở mức cao", tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc cho hay.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Kim Jong-un giám sát thử động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa

Lãnh đạo Triều Tiên giám sát thử nghiệm loại động cơ mới cho tên lửa đạn đạo liên lục địa, theo tuyên bố mới nhất của truyền thông nước này về những bước tiến trong chương trình vũ khí.
kim-jong-un-giam-sat-thu-dong-co-ten-lua-dan-dao-lien-luc-dia
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát quân sự, trong bức ảnh được công bố hôm 25/3. Ảnh: Reuters
Ông Kim ra lệnh "thử loại động cơ công suất lớn của tên lửa đạn đạo liên lục địa và đích thân đến Trung tâm Vũ trụ Sohae để chỉ đạo cuộc thử nghiệm", KCNA hôm nay đưa tin. 
Cuộc thử nghiệm được thực hiện tại bãi phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên, gần bờ biển phía tây nước này. "Thành công lớn của cuộc thử nghiệm đảm bảo vững chắc cho việc thực hiện một dạng tấn công hạt nhân vào đế quốc Mỹ và các lực lượng thù địch khác, mở ra khả năng tiếp cận những công cụ mạnh mẽ hơn có thể phản ứng với vũ khí hạt nhân tương ứng", ông Kim nói. 
"Giờ thì Triều Tiên có thể đặt lên những tên lửa đạn đạo liên lục địa thêm các đầu đạn hạt nhân mạnh hơn và đưa bất cứ cặn bã ác quỷ nào trên Trái Đất, trong đó có nước Mỹ, vào tầm phóng của chúng ta, biến chúng thành tro bụi để chúng không thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta", ông Kim tuyên bố. 
Lãnh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh cần đa dạng hoá các công cụ tấn công hạt nhân ở mức cao hơn nhằm đối phó với những mối đe doạ hạt nhân đang gia tăng chưa từng có và sự "độc đoán của đế quốc Mỹ", từ đó quyết tâm đáp lại bằng vũ khí hạt nhân tương ứng, hãng đưa tin. 
Đây là tuyên bố mới nhất trong chuỗi tuyên bố về các bước đột phá đối với chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, trong đó có việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để đặt lên tên lửa đạn đạo liên lục địa, cải thiện công nghệ tên lửa đạn đạo tái nhập khí quyển và phát triển động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.