Subscribe:
Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Mỹ hồi hương nghi phạm tham nhũng bị Trung Quốc truy nã

Một người đàn ông Trung Quốc nằm trong danh sách truy nã của Bắc Kinh hôm nay hồi hương từ Mỹ, vài ngày trước khi chủ tịch nước này có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington. 
Ông Yang Jinjun hôm nay đi từ Mỹ về Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Ông Yang Jinjun hôm nay đi từ Mỹ về Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Yang Jinjun, 57 tuổi, trở về Trung Quốc sau 14 năm bỏ trốn ở Mỹ, Financial Times dẫn lời Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay cho biết trên trang web.
Thông báo phát tín hiệu rằng Washington đang hợp tác với Bắc Kinh trong hoạt động triệt phá tham nhũng của Trung Quốc. 
Việc cho hồi hương Yang Jinjin đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc thành công trong việc đưa một người từ Mỹ về, kể từ khi Bắc Kinh đăng danh sách 100 tội phạm kinh tế bị truy nã hồi tháng 4, uỷ ban cho hay. 
Danh sách thuộc chiến dịch Sky Net (Lưới Trời), sáng kiến chính phủ Trung Quốc hé lộ tháng trước nhằm điều phối tốt hơn trong cuộc chiến với các quan chức bị nghi tham nhũng bỏ trốn ở nước ngoài và thu hồi khối tài sản "bẩn" của họ. 
Sự kiện diễn ra vài ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới Mỹ trong chuyến thăm cấp nhà nước và thăm ba thành phố. Giới chức Trung Quốc từ lâu đã than phiền rằng cuộc chiến chống tham nhũng của nước này bị cản trở do các nước phương Tây miễn cưỡng, không muốn ký hiệp ước dẫn độ. Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ và Canada, hai điểm đến các nghi phạm các tội về kinh tế thường chọn để lẩn trốn nhất.

Quan hệ cường quốc kiểu mới - sứ mệnh của ông Tập ở Mỹ

Trung Quốc coi chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cơ hội làm nổi bật vị thế quốc gia duy nhất cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng toàn cầu.
1-2589-1442562223.jpg
Ông Tập Cận Bình (trái) gặp gỡ ông Obama trong chuyến thăm Mỹ năm 2012. Ảnh:ABC
Ngày 17/9, trước thềm chuyến thăm chính thức sang Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Mỹ-Trung không hề tồn tại bất cứ mâu thuẫn nào, và Bắc Kinh cam kết sẽ hợp tác với Washington để xây dựng "mối quan hệ nước lớn kiểu mới", Xinhua đưa tin.
Quan hệ cường quốc kiểu mới
Nếu đạt được mục tiêu này, đây sẽ là điều tốt với người dân Mỹ và Trung Quốc, cũng như đối với hòa bình và phát triển của thế giới, ông Tập nhấn mạnh trong cuộc gặp với một nhóm doanh nhân và cựu quan chức Mỹ tại Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 22 đến 25/9 tới đây, ông Tập và ông Obama sẽ bàn bạc nhiều vấn đề quan trọng, từ thương mại song phương tới an ninh mạng và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong chuyến thăm quan trọng này, mục tiêu hàng đầu của ông Tập sẽ là xây dựng sự đồng thuận giữa hai nước về khái niệm "mối quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao ở Hong Kong viết.
Khái niệm "mối quan hệ nước lớn kiểu mới" lần đầu tiên được đưa ra ở Trung Quốc trong một tài liệu do Trường Đảng Trung ương phát hành vào năm 2005. Nó ít khi xuất hiện trong các văn kiện chính thức, cho đến khi được đưa vào báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 tháng 11/2012, thời điểm ông Tập được bổ nhiệm làm tổng bí thư Đảng Cộng sản.
Vài tháng sau đó, ông Tập có chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ sau khi nhậm chức. Trong cuộc gặp với ông Obama tại một khu nghỉ dưỡng ở California, ông Tập được cho là đã tuyên bố Mỹ và Trung Quốc "cần phải hợp tác để xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn mới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi, vì lợi ích của người dân Trung Quốc, Mỹ và các dân tộc khác trên thế giới".
Khái niệm này sau đó được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nhắc tới trong một bài phát biểu tại Đại học Georgetown năm 2013, khi bà tuyên bố rằng Washington đang tìm cách "vận hành một mô hình quan hệ nước lớn mới" với Trung Quốc.
Theo định nghĩa của bà Rice, quan hệ kiểu này có nghĩa là "vừa kiểm soát sự cạnh tranh không thể tránh khỏi vừa thúc đẩy hợp tác sâu hơn trong các vấn đề hai nước có chung lợi ích", chẳng hạn như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Rice cho biết hai nước cũng đang cải thiện "quan hệ quân đội" thông qua tăng cường "đối thoại an ninh chiến lược" và hợp tác trong các vấn đề như chống cướp biển và an ninh hàng hải.
Đến tháng 7/2014, trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới", nhưng ông tin rằng khái niệm này cần phải được định nghĩa bằng hành động chứ không phải ngôn từ. Ba tháng sau, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Washington, tiếp tục trao đổi với ông Kerry về việc thúc đẩy quan hệ nước lớn kiểu mới.
2-6630-1442562223.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Guardian
Trong chuyến thăm Bắc Kinh tham dự hội nghị APEC sau đó, ông Obama nhấn mạnh quan hệ nước lớn kiểu mới không phải cứ đơn giản là khái niệm, và phía Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để biến nó thành hành động.
Thế nhưng mối quan hệ mới này vẫn chỉ dừng lại ở mức khái niệm khi bà Rice gặp gỡ ông Tập ở Bắc Kinh hồi tháng trước, với việc ông Tập tái khẳng định rằng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới đồng nghĩa với việc "không xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác hai bên cùng có lợi". Quan điểm này được ông Dương Khiết Trì nhắc lại vào hôm thứ 6 tuần trước.
Các chuyên gia phân tích nhận định Trung Quốc coi chuyến thăm Mỹ lần này của ông Tập là một cơ hội để họ làm nổi bật hơn vị thế mà họ tự coi là "quốc gia duy nhất trên thế giới có thể cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng toàn cầu", AFP đánh giá.
Nghi kỵ chiến lược
Trước đây, người Trung Quốc luôn có mặc cảm tự ti khi kinh tế chật vật. Nhưng gần đây, với nền kinh tế vươn lên mạnh mẽ, Bắc Kinh đang muốn làm mọi thứ để thực hiện "giấc mơ Trung Hoa" do ông Tập đề xướng, đưa nước này vươn lên vị thế mới trên trường quốc tế.
Đó cũng là lý do ông Ruan Zongze, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Quốc, tuyên bố trước các nhà ngoại giao tại diễn đàn Lanting ở Bắc Kinh rằng bản chất mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã thay đổi.
"Thế giới đã bước vào giai đoạn của những thay đổi và điều chỉnh lớn. Trong hoàn cảnh đó, Trung Quốc không thể cứ im lặng như trước kia", ông Ruan nhấn mạnh.
Ông Yang Xiyu, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho rằng Mỹ vẫn xem xét khái niệm "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" theo những mâu thuẫn hiện hữu trong quan hệ song phương. Hai nước không thể đạt được sự đồng thuận cụ thể hơn về vấn đề này, vì cả hai vẫn còn những nghi kỵ chiến lược đối với nhau, ông Yang nhận định.
Trong cuộc duyệt binh hồi đầu tháng, ông Tập tuyên bố sẽ cắt giảm quy mô quân đội và khẳng định Trung Quốc "không tìm kiếm bá quyền". Thế nhưng chính Trung Quốc lại là nước đang có tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia láng giềng, trong đó có hai đồng minh của Mỹ là Nhật và Philippines, khiến khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ trở thành nơi nổ ra xung đột về lợi ích giữa Bắc Kinh và Washington.
3-5288-1442562223.jpg
Những hành động mâu thuẫn giữa nói và làm của Trung Quốc gây ra nhiều nghi kỵ. Ảnh: NYTimes
Trong một hội nghị khu vực hồi tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định nước này đã dừng các công trình cải tạo, xây đảo trái phép trên Biển Đông. Nhưng gay sau đó một tổ chức tư vấn ở Washington công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy các công trình phi pháp này vẫn đang tiếp tục được xây.
Mới đây, ông Obama cảnh báo sẽ có những biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì những cáo buộc liên quan đến các hoạt động tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.
Ông Yang cho rằng muốn hiện thực hóa được khái niệm trên, Bắc Kinh cần phải có những hành động tích cực chứ không thể chỉ nói suông. 
Tờ Duowei có trụ sở ở Mỹ cũng nhận định rằng kỳ vọng lớn nhất của Bắc Kinh đối với chuyến thăm Mỹ của ông Tập là hai nước đạt được sự đồng thuận về khái niệm chính xác của "quan hệ nước lớn kiểu mới" hơn là giải quyết những vấn đề cụ thể. Dù những khác biệt giữa hai nước vẫn không thể tránh khỏi, Bắc Kinh tin rằng khái niệm này có thể mang lại sự thay đổi căn bản cho mối quan hệ.
Thế nhưng với những gì Trung Quốc đã nói và làm trong thời gian qua, Mỹ vẫn coi "quan hệ nước lớn kiểu mới" chỉ là một khái niệm và không có hứng thú vạch rõ nó có nghĩa là gì. Washington đang quan tâm đến việc giải quyết nhanh chóng những vấn đề cụ thể trước mắt, trong khi Bắc Kinh lại quá chăm chú với đại cục và những kế hoạch dài hạn. Sự khác biệt căn bản này sẽ khiến chuyến công du đầu tiên của ông Tập tới Mỹ với tư cách là chủ tịch Trung Quốc sẽ không thu được nhiều kết quả như mong đợi, theo Duowei.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Cuộc sống của người tị nạn ở miền đất hứa

Khi chờ đợi chuyến tàu đến Đức, người tị nạn hô vang tên quốc gia này, nhưng họ đâu biết cuộc sống lâu dài tại đây chưa chắc đã dễ dàng như họ tưởng tượng. 
BN-KD844-germig-M-201509040749-3786-8762
Ghaith al Kalla, người tị nạn Syria đang sống ở Đức. Ảnh: WSJ
Hành trình 4 tháng của Ghaith al Kalla từ Syria kết thúc vào một ngày tháng hai lạnh lẽo, khi anh đứng trong một hàng dài với hàng trăm người di cư khác tại một trung tâm đăng ký tị nạn ở Berlin.
6 tháng sau đó, chàng kỹ sư hóa học 27 tuổi đến từ Damascus đã có việc làm và sống trong một căn hộ cùng với một người Đức tại Schöneberg, quận trung lưu ở thủ đô Đức.
"Tôi thậm chí chẳng quan tâm tôi kiếm được bao nhiêu tiền vì hiện tại tôi rất vui. Tất cả những gì tôi mong muốn bây giờ là gia đình tôi được an toàn", Kalla nói tiếng Anh trôi chảy khi đưa những suất cơm cho người đồng hương ở một trại tị nạn khẩn cấp, nơi anh bắt đầu làm việc vào tuần trước. Kalla là một trong những người tị nạn may mắn.
Đức trở thành "miền đất hứa" trong con mắt của hàng nghìn người đang tìm cách thoát khỏi Syria, đất nước bị chiến tranh tàn phá. Những người di cư cuối tuần trước mắc kẹt tại nhà ga trung tâm Budapest hy vọng sẽ bắt được tàu để rời khỏi Hungary. Họ hô vang "Đức, Đức…".
Người tị nạn đến được Đức sau những chuyến đi dài và nguy hiểm sẽ được xếp vào những trại tị nạn khẩn cấp và đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Berlin mong muốn sự trợ giúp như thế này sẽ được thực hiện trên toàn châu Âu.
Mục đích của những việc này là hướng tới hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, người di cư và các nhân viên cứu trợ cho biết cả hệ thống đang phải gồng mình để đáp ứng nhu cầu của người nhập cư, trong khi số người đến đang tăng lên nhanh chóng.
Ngay cả khi người tị nạn được chào đón ở nhiều nơi trên nước Đức, vẫn có sự phản đối từ một số nhóm người, đặc biệt là ở đông Đức. Những người tị nạn phải đối mặt với sự thù địch và các cuộc biểu tình đôi khi dẫn tới bạo lực. Nhiều vụ phóng hỏa xảy ra vào đêm trong mùa hè này, chủ yếu tại các tòa nhà được trưng dụng để chuyển thành nơi trú ẩn. Cảnh sát tuần trước cho biết có 5 người bị thương trong một vụ cháy tại toà nhà dành cho người tị nạn ở thị trấn Heppenheim, tây Đức.
"Chúng tôi đang đứng trước một thách thức quốc gia rất lớn", Thủ tướng Angela Merkel tuần trước nói. "Không chỉ vài ngày hoặc vài tháng, mà sẽ là một khoảng thời gian rất dài".
Đức nhận được khoảng 40% trong số 334.080 đơn xin tị nạn ở Liên minh châu Âu (EU) trong 5 tháng đầu tiên của năm. Có đến 800.000 người dự kiến sẽ xin tị nạn ở nước này năm nay, chiếm gần 1% dân số Đức.
Người tị nạn được chấp nhận đơn xin sẽ được sắp xếp chỗ ở trên khắp 16 tiểu bang, từ làng Alpine, Bavaria đến hòn đảo nghỉ mát sang trọng Sylt trên Biển Bắc. Việc sắp xếp dựa theo tiền thuế và dân số của từng bang, theo công thức đưa ra năm 1949. Berlin đang thúc đẩy EU áp dụng một hệ thống hạn ngạch tương tự.
Người tị nạn có đăng ký sẽ được cung cấp chỗ ở và thực phẩm. Trẻ em được chăm sóc hoặc đi học trong khi đơn xin việc của cha mẹ chúng được xem xét. Một người trưởng thành cần có 159 USD/tháng để tiêu vặt và khoảng 240 USD để trang trải nhu cầu cơ bản. Chi phí y tế được chính quyền trả.
Hệ thống này được áp dụng tại Munich vào tuần trước, khi chỉ trong hai ngày đã có gần 4.000 di dân đến đây bằng tàu, biến nhà ga trung tâm thành một trung tâm tị nạn tạm thời. Người dân địa phương đến ga tặng họ đồ ăn và đồ chơi, tuy nhiên, cảnh sát yêu cầu họ không làm vậy.
Khó khăn
Farhan Yassin, một người Somalia 18 tuổi, trùm kín chiếc áo của mình để tránh mưa bên ngoài một ngôi nhà tại Munich, nơi từng là doanh trại của Đức Quốc xã.
Sau khi gãy hai chân trong một tai nạn và suốt ba tháng trời ngủ trên đường phố ở Italy, Yassin đến Munich khoảng 6 tháng trước. Giới chức ngay lập tức đưa anh đến bệnh viện. Tại trại tị nạn, anh được phát thức ăn và vé xe buýt để có thể đi xung quanh thị trấn.
"Họ bó bột chân cho tôi và còn cho tôi một đôi nạng", anh nói. "Bây giờ, tôi lại có thể chơi bóng đá. Tôi thậm chí còn đang học tiếng Đức".
Tuy nhiên, ở những nơi khác, hệ thống hỗ trợ nhân đạo cho người tị nạn đang có dấu hiệu căng thẳng.
Một buổi tối trong tuần qua tại Trung tâm Đăng ký Tị nạn Berlin, hàng chục người đổ về đây khi trung tâm đóng cửa trong một ngày. Nhiều đàn ông và một số phụ nữ chen chúc trên mặt đất, che chở cho con em họ khỏi cơn mưa. Hy vọng có được vị trí đầu trong dòng người vào buổi sáng, họ quyết định chờ đợi trên đường phố.
"Tôi đã đợi ở đây 10 ngày, tôi đã kiệt sức", Mohamed Naus, 50 tuổi đến từ Aleppo, Syria, trả lời khi ông lấy điện thoại ra để xem ảnh con trai, bị thương trong một vụ đánh bom.
Những nơi khác ở Berlin, khoảng 250 người tị nạn đã tìm được nơi trú ẩn trong một trường học cũ của Pháp tại quận Reinickendorf. "Nơi này dưới chuẩn của trại tị nạn, nhưng khó có thể làm tốt hơn", Armin Wegner, người đứng đầu tổ chức giúp thiết lập trại tị nạn cho biết. "Chúng tôi cố gắng kiếm thêm giường tầng và vòi hoa sen nhưng nhu cầu hiện giờ quá cao. Các nhà cung cấp thậm chí không còn hàng".
Ông Wegner thuê Kalla có thể nói được tiếng Anh, Arab, và tiếng Đức khá trôi chảy, để làm việc tại trại. Ông Wegner hy vọng Kalla sẽ kiếm được việc trong ngành hóa chất, đúng với chuyên môn của anh.
Tìm việc làm cho người tị nạn là một thách thức rất lớn. Năm 2013, chỉ có khoảng 27% người di cư có thể tìm được công việc phù hợp, theo số liệu của Cơ quan Lao động Đức. Rào cản ngôn ngữ, không được đào tạo bài bản và hệ thống hành chính là những yếu tố khiến người tị nạn khó có thể kiếm được việc.
Đức đang cố gắng thích ứng, tăng tốc quá trình trục xuất những người di cư bị từ chối, tăng chi tiêu cho người tị nạn được chấp nhận và mở lớp học tiếng Đức phù hợp với các ngành nghề trên nước này.
Nhưng ngay cả đối với những người tị nạn thành công như Kalla, bắt đầu một cuộc sống mới không bao giờ là điều dễ dàng.
"Mọi người cứ nghĩ đến được đây là mọi thứ khắc tốt đẹp, sẽ được tôn trọng và khẳng định được giá trị bản thân", Kalla nói. "Nhưng đến khi sống tại nơi này, bạn mới biết cuộc sống ở đây cũng khó khăn như ở những nơi khác"

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư

Vợ chồng doanh nhân Mỹ Christopher Catrambone chi hàng triệu USD để tậu một tàu cứu hộ hiện đại và đã cứu mạng hơn 10.000 người di cư trong năm nay.
Triệu phí Christopher Catrambone cùng vợ Regina Catrambone và con gái Maria Luisa Catraone. Ảnh: businessinsider
Triệu phú Christopher Catrambone cùng vợ Regina Catrambone và con gái Maria Luisa Catraone. Ảnh: Business insider
Vợ chồng ông Christopher đã trực tiếp chứng kiến cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu khi đang đi nghỉ dưỡng và quyết định không thể phó mặc hàng nghìn người bị chết đuối trên biển Địa Trung Hải. Ông đã cùng vợ là Regina thành lập Trạm Cứu trợ Xa bờ Người di cư (MOAS). 
Từ trên khoang của Phoenix, con tàu cứu hộ dài hơn 50 m, bà Regina hôm 4/9 cho hay họ đã cứu được 352 người, trong đó 113 trẻ em, chỉ riêng vào ngày hôm đó. 
"Thật đau lòng và xúc động khi cứu được tất cả những người đứa trẻ ấy lên tàu bởi chúng có thể sẽ chết nếu chúng tôi không có mặt kịp thời", bà nói.
Regina cho hay nhiều phụ nữ được họ cứu sống đã bị hãm hiếp. Có những lần khi giúp họ mặc quần áo, bà nhìn thấy những vết bầm trên chân, trên vai, dấu tích của những lần họ bị lạm dụng. 
"Tôi nghĩ rằng những vết thương này dễ dàng chữa lành hơn nhiều so với ký ức trong tâm trí họ", bà nói.
MOAS
Dự án MOAS của vợ chồng nhà Catrambone bắt đầu vào mùa hè cách đây hai năm. Regina cho hay khi đang đi trên chiếc du thuyền thuê gần Lampedusa, một hòn đảo ưa thích của khách du lịch ở Italy, bà phát hiện một chiếc áo phao dày đang trôi trên mặt biển.
Bà hỏi thuyền trưởng của du thuyền đó là gì. "Đó là áo phao của một người di cư nhưng họ đã không sống sót", ông Marco Cauchi, người hiện phụ trách nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ của MOAS, trả lời.
Sự tương phản giữa kỳ nghỉ hè xa hoa mà gia đình Catrambone đang hưởng thụ và hoàn cảnh của những người di cư đang chạy trốn chiến tranh và bỏ mạng giữa đại dương là một "sự khiêu khích", bà Regina nói.
Hơn 2.000 người chạy trốn chiến tranh và khủng bố ở châu Phi và Trung Đông đã thiệt mạng giữa biển Địa Trung Hải năm nay, biến nơi này thành tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới.
Họ bị nhồi nhét trên những chiếc thuyền cao su hoặc chen chúc trên những con tàu chở gấp ba, bốn lần tải trọng cho phép và bị những kẻ buôn người tính phí với giá cắt cổ. Thậm chí họ còn bị bọn chúng bỏ rơi trôi nổi trên đại dương.
MOAS và hải quân Italy phối hợp cứu các tàu di cư trên biển. Ảnh: MOAS
MOAS và hải quân Italy phối hợp cứu các tàu di cư trên biển. Ảnh: MOAS
"Vào thời điểm đó, trang thiết bị của tuần duyên để tiến hành tìm kiếm cứu hộ không đủ, vì thế chúng tôi biết mình phải bắt đầu từ đâu", ôngChristopher nói.
Christopher gây dựng cơ nghiệp sau khi bị mất nhà cửa trong siêu bão Katrina năm 2005. Ông chuyển đến châu Âu và thành công với Tangiers International, công ty cung cấp bảo hiểm cho các hãng hàng không và các nhà báo ở vùng chiến.
Ông đã mua lại một tàu đánh cá với giá 1,6 triệu USD và chi thêm 3,5 triệu USD tân trang nó cho nhiệm vụ cứu hộ. Hai vợ chồng dốc hết tiền tiết kiệm của họ cho hoạt động cứu hộ và dùng số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp để mua máy bay không người lái nhằm phát hiện các tàu gặp nạn, cung cấp tọa độ cho trung tâm điều phối hàng hải ở Rome.
Hải quân Italy cũng triển khai hai tàu khu trục nhỏ, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và một tàu tấn công đổ bộ để hỗ trợ công tác cứu hộ. Cả MOAS và hải quân đều nỗ lực cứu bất kỳ người di cư nào mà họ nhìn thấy. Cô con gái Maria Luisa của Regina và Christopher cũng đồng hành với cha mẹ trong các chuyến cứu hộ.
Nhiệm vụ nhân đạo
Khi gia đình Catrambone bắt đầu dự án này, hơn 300 người nhập cư đã bỏ mạng ngoài khơi đảo Lampedusa. "Họ bị bỏ lại trên biển trong sự thờ ơ", bà Regina nói.
Phần nguy hiểm nhất của hoạt động tìm kiếm cứu nạn là khi họ tiếp cận các tàu chở người di cư. Chúng luôn quá tải và có thể lật bất cứ lúc nào. Việc đầu tiên mà họ làm là phân phát áo phao cho mọi người. Regina cho hay họ thường bị mắc kẹt ở khoang dưới và có nguy cơ ngạt thở do hít phải khí thải độc từ động cơ.
Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ
Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ trên tàu, nơi nhiều người di cư bị nhồi nhét trong đó. Ảnh: MOAS
"Nhiệt độ ở khoang dưới cao đến mức họ không thở được. Thật vô nhân đạo. Chúng tôi cần phải thật nhanh tay vì mỗi giây đều quý giá những người đang ở dưới đó", bà Regina nói. "Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ".
Khoảng một phần ba người di cư mà MOAS cứu sống hôm 4/9 là trẻ em. "Tôi không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi đến muộn 15 phút", bà nói.
John, một cậu bé 8 tuổi người Eritrea, đã gây ấn tượng sâu sắc cho Regina. Vào ngày hôm trước, John đã giúp những đứa trẻ khác mặc áo phao. Vì rất mệt nên tối đó bà Regina đi ngủ mà không chúc cậu bé ngủ ngon. Sáng hôm sau, John chạy đến chỗ Regina và gọi bằng giọng đầy lo sợ.
"Reg! Reg!", cậu bé gọi. "Cô đã ở đâu thế? Cháu cứ nghĩ cô bị lạc rồi".
"Không John, cô ở bên trong", Regina đáp.
"Ôi tốt quá", cậu bé nói và ôm lấy Regina. "Lần sau khi vào trong cô nhớ bảo cháu nhé, vì cháu không muốn mất cô đâu". John cho hay cậu bé sợ hãi vì đã bị tách khỏi mẹ trong cuộc hành trình. 
"Cách cậu bé quan tâm đến tôi thật tuyệt vời", Regina nói.
Những người di cư được cứu gần tàu cứu hộ Phoenix của MOAS do triệu phú Christopher Catrambone đầu tư. Ảnh: 
Những người di cư được cứu gần tàu cứu hộ Phoenix của MOAS do triệu phú Christopher Catrambone đầu tư. Ảnh: MOAS
Sau khi bị tạm giữ trong nhiều ngày ở Hungary, số đầu tiên trong 800.000 người di cư mà Đức đồng ý tiếp nhận đã lên đường đến thành phố Munich hôm 5/9. Phản ứng này cho thấy châu Âu thiếu một kế hoạch đồng bộ để đối phó với hàng trăm nghìn người di cư đang đổ về các biên giới. 
Dù hồi tháng 6, các lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cho phép 60.000 người Syria và Eritrea tị nạn, Anh vẫn chưa có động thái nào hỗ trợ và lặng lẽ kết thúc hoạt động cứu hộ ở Địa Trung Hải.
Đức, Italy và Pháp kêu gọi đoàn kết và "một sự phân bố đồng đều" người tị nạn trên toàn châu Âu. Hy Lạp, quốc gia có nền kinh tế chật vật, đã tiếp nhận gần 142.000 người di cư kể từ 1/6. Italy tiếp nhận hơn 100.000 người. Các lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 14/9 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
"Thật thảm hại làm sao khi một gia đình có thể thay đổi điều gì đó còn tất những thực thể trên lại không?", ông Christopher nói.
Về phần mình, Regina cho rằng sứ mệnh cứu hộ của họ là một nhiệm vụ nhân ái.
"Chúng ta nên sống nhân đạo, nên chia sẻ lòng nhân ái với anh chị em của chúng ta và không chỉ biết sống ở chốn tươi đẹp của riêng mình, trong thế giới mà chúng ta tưởng là tươi đẹp", bà nói. "Vì thế giới ngoài kia thực tế không hề như chúng ta nghĩ"