Subscribe:
Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

"Rồng lửa" S-400 của Nga đã giương cao tại Syria

Moscow đã triển khai hệ thống phòng không S-400 mới nhất của mình tới Khmeimim, Syria để tăng cường an ninh sau khi chiến đấu cơ Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11.
Trung tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói: "Theo quyết định của Chỉ huy tối cao các Lực lượng vũ trang Nga, hôm nay, một hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được triển khai kịp thời và sẵn sàng nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ khu vực quanh căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria".
Bình luận về quyết định này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trước đó, không cần những biện pháp như thế này bởi "chẳng ai tưởng tượng được một máy bay Nga lại có thể gặp nguy hiểm. Một thời gian dài trước đây, Nga đã không đưa S-400 tới Syria để bảo vệ các chiến đấu cơ của mình nếu như chẳng có những kẻ phản bội đâm sau lưng".
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng nhắc lại hệ thống S-400 không nhắm tới các đối tác của Nga, "những người đang cùng chúng tôi chiến đấu chống khủng bố tại Syria".
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga Konahsenkov nói trong một cuộc họp báo rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga đã nhắc Moscow phải "đảm bảo an toàn cho các máy bay của mình trong các chiến dịch chống IS và những nhóm khủng bố khác thông qua các phương tiện đáng tin cậy hơn".
S-400 là hệ thống phòng thủ chống máy bay tiên tiến nhất hiện nay của Nga và chưa từng có trên thế giới.

Nó được thiết kế đảm bảo phòng không nhờ sử dụng các tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể bắn tới các mục tiêu trên không trong đó có máy bay chiến lược, chiến thuật cũng như tên lửa hành trình có tầm bắn lên tới 400 km.
Hệ thống bao gồm một tập hợp các radar, máy phóng tên lửa và trung tâm chỉ huy. Nó chỉ được hoạt động trong quân đội Nga.
Ngày 24/11, máy bay Su-24 của Nga đã bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria - Thổ.
Một phi công Nga đã bị phiến quân Syria giết hịa khi nhảy dù xuống, một người nữa đã được giải cứu và đưa về căn cứ Khmeimim.
Bất chấp những tuyên bố từ Ankara, Moscow vẫn khẳng định chiếc máy bay của họ rơi ở Syria, không xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 3 bước được đưa ra sau vụ tấn công máy bay Su-24 của Nga, gồm: cung cấp sự bảo vệ từ trên không cho các cuộc không kích, nâng cao hiệu quả phòng không bằng cách triển khai tàu tên lửa dẫn đường tới bờ biển Latakia và đình chỉ tất cả các liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Căn cứ không quân Khmeimim ở Latakia, Syria lời nơi chứa các phi đội Su-27SM, Su-30, máy bay ném bom chiến thuật Su-34 và Su-24 của Nga, hiện đang tham gia không kích IS và các nhóm khủng bố khác ở nước này.
Căn cứ không quân này được bảo vệ bởi hệ thống phòng không và các radar tiên tiến. Khmeimim cũng chỉ có một đơn vị hoạt động đầy đủ để duy trì máy bay cánh quạt và máy bay thông thường, hỗ trợ hậu cần cho các phi công. 

Nga điều động thêm 10 chiến đấu cơ đến Syria sau vụ Su-24

Sau vụ việc chiến đấu cơ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga đang có kế hoạch điều tới căn cứ không quân Hmeymim ở Syria thêm 10-12 chiến đấu cơ nhằm bảo vệ các máy bay cường kích.
Theo tin tức trên Sputnik, sau khi cường kích Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến một phi công thiệt mạng, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tất cả các máy bay ném bom của nước này đang hoạt động tại Syria sẽ được chiến đấu cơ bay kèm hộ tống khi làm nhiệm vụ.
Hình ảnh Nga điều động thêm 10 chiến đấu cơ đến Syria sau vụ Su-24 số 1

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tăng cường thêm 10-12 chiến đấu cơ đến Syria yểm trợ các máy bay cường kích. Ảnh: Sputnik

"Giờ đây, mỗi một chiếc trong số 24 máy bay oanh tạc sẽ có máy bay chiến đấu bay kèm. Bộ Tổng Tham mưu cũng đang xem xét tăng số lượng không quân tiêm kích ở Hmeymim thêm khoảng 10-12 chiếc, để mỗi Su-24M và Su-34 đi đánh bom mục tiêu cặp đôi với một Su-27SM hoặc Su-30SM", báo Kommersant dẫn nguồn tin quân sự cho biết.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trước đây, các máy bay ném bom Nga tham gia không kích tại Syria không cần đến sự yểm hộ vì không có mối đe dọa nào từ mặt đất. Công tác tình báo đã xác nhận việc các phần tử khủng bố thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) chưa sở hữu tên lửa vác vai MANPADS, cũng không ai xem xét một cách nghiêm túc các mối đe dọa từ máy bay thuộc liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Ngay sau khi Su-24 bị bắn rơi, Nga đã đưa tổ hợp tên lửa tân tiến S-400 và chiến hạm Moskva đến Syria để tăng cường năng lực phòng thủ. Việc đưa thêm chiến đấu cơ là động thái mới nhất trong loạt phản ứng của Moscow sau sự cố trên.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Những đứa con đẻ chui trong bóng tối ở Trung Quốc

Sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, nhưng giống hàng triệu trường hợp vi phạm chính sách một con ở Trung Quốc, Li Xue được coi là không tồn tại.
1.      Li Xue là một trong hàng triệu đứa con thứ hai ở Trung Quốc chịu phận chui nhủi vì gia đình vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: AFP
Li Xue là một trong hàng triệu đứa con thứ hai ở Trung Quốc chịu phận chui lủi vì gia đình vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: AFP
Li không có quyền đến trường, không hưởng lợi ích từ hệ thống chăm sóc y tế hay có một công việc bình thường. Không có giấy khai sinh hay giấy tờ tùy thân, cô gái 22 tuổi giống như người ngoài hành tinh trên chính quê hương mình. Cô không thể đến thư viện công cộng, kết hôn hợp pháp, hay thậm chí đi tàu như mọi người.
"Tôi sinh ra ở đây, nhưng tôi không có bất kỳ quyền nào của một công dân Trung Quốc. Dù có làm gì, tôi cũng bị cản trở và gặp khó khăn. Không có gì ở đất nước này chứng minh rằng tôi có tồn tại", AFP dẫn lời Li nói.
Trước khi Li chào đời, mẹ cô, Bai Xiuling, đã có một con gái với đầy đủ giấy tờ và thủ tục hợp pháp. Khi bà mang thai Li, cả hai vợ chồng phải nghỉ việc dài hạn tại nhà máy. Họ không muốn có con thứ hai, nhưng vì sức khỏe quá yếu nên không thể phá thai.
Trung Quốc hôm 29/10 quyết định chấm dứt chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ qua và cho phép các cặp vợ chồng ở nước này sinh hai con. Chính sách một con được áp dụng từ năm 1979 nhằm làm giảm số ca sinh và kìm hãm tỷ lệ gia tăng dân số, đã để lại nhiều hệ quả lâu dài và phức tạp, khiến nhiều cặp vợ chồng phải phá thai hay triệt sản.
Những gia đình vi phạm đều phải trả một khoản phạt để con cái được công nhận một cách hợp pháp và đảm bảo về hộ khẩu. Hộ khẩu hết sức quan trọng tại Trung Quốc, bởi cơ hội được hưởng nền giáo dục công, trợ cấp y tế và tiền lương hưu của một công dân gắn chặt với nơi sinh của bố mẹ người đó.
Khoản tiền phạt đối với trường hợp "đẻ chui" của gia đình Li là 5.000 nhân dân tệ (hơn 1.100 USD), cao hơn nhiều so với 100 nhân dân tệ tiền trợ cấp mỗi tháng của bố mẹ cô.
Li nhận ra rằng mình không giống như những đứa trẻ khác kể từ năm lên 6 tuổi, khi bạn bè trong khu phố đều đến trường và bị bố mẹ cấm không được chơi với Li.
"Tôi bắt đầu nhận thấy cuộc sống của tôi hoàn toàn tách biệt mọi người xung quanh, chỉ vì tôi không có hộ khẩu", Li nói.
"Nó từng khóc và nói với tôi rằng 'Mẹ, con muốn đi học'", người mẹ nhớ lại, nhưng họ không có cách nào để giúp con. "Nếu nó bị ốm, chúng tôi phải sang hàng xóm để xin thuốc".
Dân số Trung Quốc đạt 1,37 tỷ người vào cuối năm ngoái. Theo dữ liệu điều tra dân số năm 2000, đất nước này có khoảng 13 triệu đứa trẻ như Li, nhiều hơn cả dân số Bồ Đào Nha.
Suốt nhiều năm qua, cách duy nhất để Li biết đọc, biết viết là những bài giảng của chị gái Li Bin, 30 tuổi. Để tìm lại danh tính cho con gái, bố mẹ Li đã nhiều lần tìm đến các cơ quan chính quyền với hy vọng ai đó sẽ lắng nghe lời khẩn cầu của họ.
"Chúng tôi đến đó không biết bao nhiêu lần. Gần như mỗi ngày, bất chấp thời tiết, thậm chí là hai lần một ngày", người mẹ 59 tuổi cho hay.
Li từng cầm một tấm bảng ghi dòng chữ "Tôi muốn đến trường" đứng ở Quảng trường Thiên An Môn, nhưng "dù đi đến đâu, chúng tôi cũng bị lờ đi", cô nói.
Gia đình Li thậm chí bị công an giám sát suốt một thập kỷ. Bố của Li qua đời hồi tháng 11 năm ngoái. "Ông ấy luôn nói với con gái rằng không bao giờ được từ bỏ hy vọng. Ông ấy ra đi mà không nhắm mắt. Làm thế nào ông ấy có thể yên nghỉ được đây. Tất nhiên là không thể", bà Bai nói.
[Caption]1.      Li Xue cùng mẹ và chị gái trong ngôi nhà nhỏ ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP 
Li Xue cùng mẹ và chị gái trong ngôi nhà nhỏ ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP 
Việc thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc không giống nhau. Ở một số khu vực, chính quyền bắt đầu cấp hộ khẩu cho những trường hợp không nộp tiền phạt.
"Nếu đến gặp chúng tôi, chúng tôi sẽ xử lý vấn đề hộ khẩu cho cô ấy", một người ở sở cảnh sát địa phương nói. Tuy nhiên, Li cho biết trong suốt 22 năm qua, cô đã chứng kiến cách họ nói về điều luật này hay cải cách nọ nhưng không có gì thay đổi.
Gia đình Li sống trong một căn nhà không có phòng tắm ở thủ đô Bắc Kinh. Li Bin đã nghỉ học từ năm 16 tuổi để phụ giúp gia đình, từ làm nhân viên phục vụ một nhà hàng ăn nhanh đến một công ty điện tử.
Áp lực cuộc sống đã dập tắt hy vọng hôn nhân của Li Bin, nhưng cô không bao giờ oán trách em gái mình vì cô biết rằng để có một công việc hợp pháp, nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ nhận một người không có giấy tờ tùy thân như Li Xue.
"Chúng tôi đều yêu thương Li Xue vì con bé đã mất mát quá nhiều. Chúng tôi muốn nó cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình vì không cách nào có được cảm giác đó ở bên ngoài", người chị gái nói.
Hiện tại, Li Xue đã tìm được việc trong một nhà hàng dù không có giấy tờ cá nhân.
"Lần đầu tiên, tôi được đánh giá dựa trên khả năng làm việc mà không phải bằng thân phận dựa trên giấy tờ. Điều đó thật tuyệt vời", cô nói.

Nga ném bom căn cứ IS gần thành phố di sản thế giới

Nga xác nhận cuộc tấn công diễn ra gần khu vực được UNESCO công nhận là di sản thế giới và cho biết các máy bay ném bom trúng 237 mục tiêu ở Syria trong hai ngày qua. 
nga-nem-bom-can-cu-is-gan-thanh-pho-di-san-the-gioi
Bức ảnh Bộ Quốc phòng Nga công bố hồi tháng trước cho thấy khói bốc lên sau cuộc không kích ở Syria. Ảnh: Reuters
"Các máy bay Su-25 ném bom một vị trí kiên cố của Nhà nước Hồi giáo tại khu vực Tadmur ở tỉnh Homs", Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đề cập đến tên tiếng Arab của thành phố Palmyra. "Cuộc tấn công trực diện phá hủy một pháo đài, một hầm tránh bom và pháo phòng không". 
Theo AFP, đây dường như là lần đầu tiên Nga xác nhận tấn công gần khu vực được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), sau khi Moscow bác bỏ tuyên bố của đài truyền hình quốc gia Syria về việc tấn công  thành cổ hồi đầu tháng 10. 
Rami Abdel Rahman, lãnh đạo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh, cho biết các máy bay Nga đã nhằm vào Palmyra hôm qua. Một số cuộc không kích trúng khu thành cổ trong thành phố, ông nói.  
Nhà hoạt động Khaled al-Homsi sống ở thành phố này cũng cho biết những cuộc tấn công của Nga trúng thành cổ ở rìa phía tây khu vực. "Không thể xác minh mức độ thiệt hại", ông nói thêm.
Nga không hé lộ thời điểm cuộc không kích diễn ra, nhưng cho biết các máy bay đã tấn công 237 mục tiêu ở Syria trong hai ngày qua. 
Thành phố cổ 2.000 năm tuổi Palmyra
Thành phố cổ 2.000 năm tuổi Palmyra được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhờ các công trình kiến trúc. Ảnh: AFP