Subscribe:
Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Những vụ trộm cướp kim cương lớn nhất thế giới

Những tên trộm hoặc cướp kim cương phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong một thời gian dài, thậm chí nhiều năm để thực hiện vụ cướp chỉ kéo dài vài phút mà không bị tóm. 
Ngày 28/7/2013, một tên cướp vũ trang lấy đi số trang sức trị giá tới 137 triệu USD từ khách sạn Carlton Intercontinental ở thành phố Cannes, Pháp. Hắn dùng một khẩu súng khiến các nhân viên và đội an ninh không có vũ trang hoảng sợ, nằm rạp xuống đất.Trang sức nằm trong triển lãm đương đại của tỷ phú Israel Lev Leviev. Ban đầu giá trị trang sức được thông báo là 53 triệu USD do giới chức chưa tính một phòng khác của khách sạn. Hiện nghi phạm vẫn chưa bị bắt. Đây được coi là vụ cướp nữ trang lớn nhất ở Pháp và có thể là lớn nhất mọi thời đại. Ảnh: 
Ngày 28/7/2013, một tên cướp vũ trang lấy đi số trang sức trị giá ít nhất 136 triệu USD tại khách sạn Carlton Intercontinental ở thành phố Cannes, Pháp. Hắn chĩa súng khiến các nhân viên và đội an ninh không có vũ trang hoảng sợ, nằm rạp xuống đất và cướp trang sức chỉ trong vòng 30 giây. Trang sức nằm trong triển lãm đương đại của tỷ phú Israel Lev Leviev. Ban đầu giá trị trang sức được thông báo là 53 triệu USD do giới chức chưa tính một phòng khác của khách sạn. Hiện nghi phạm vẫn chưa bị bắt.
Đây được coi là vụ cướp nữ trang lớn nhất ở Pháp và có thể là lớn nhất mọi thời đại. Ảnh: Wikipedia
Sân bay Schiphol, Amsterdam, Hà Lan là nơi diễn ra vụ cướp Monday wasnt the first time diamond thieves seized their plunder on the tarmac of a European airport. At Amsterdams Schipol Airport on February 25, 2005, four men in a stolen KLM cargo vehicle ambushed an armored truck carrying jewels bound for Antwerps diamond district. Brandishing guns, they forced out the drivers before speeding away. Since many of the gems they filched were still uncut, its unclear how much the booty was worththough some estimates have put the figure as high as $118 million. That would make the Schipol crime, which remains unsolved, the largest diamond heist in history.
Sân bay Schiphol, Amsterdam, Hà Lan là nơi diễn ra vụ cướp nữ trang trắng trợn ngày 25/2/2005. 4 người đàn ông trong một chiếc xe chở hàng cướp được của hãng KLM đột kích một xe bọc thép chở trang sức chuẩn bị được đưa tới Antwerp, Bỉ, một trong những trung tâm kim cương của thế giới. Chúng chĩa súng và buộc tài xế phải ra khỏi xe trước khi lái đi mất. Theo History, vì nhiều kim cương thô vẫn chưa được cắt, hiện chưa rõ giá trị tài sản bị cướp là bao nhiêu, nhưng một số người ước tính con số lên tới 118 triệu USD. Ảnh: Wikipedia
antwerp-diamond-centre-vault-r-2100-2069
Ngày 16/2/2003, sau nhiều năm chuẩn bị, những tên trộm cuỗm 123 trong tổng số 160 hộp đựng kim cương, vàng và trang sức trong "vụ trộm thế kỷ" tại Trung tâm Kim cương Antwerp, Bỉ. Cùng với khoảng 100 triệu USD đá quý, chúng mang luôn cả các camera an ninh của tòa nhà, khiến các nhà điều tra không thể nhận dạng. Trong ảnh là những gì còn lại sau vụ trộm.
Leonardo Notarbartolo là thủ lĩnh của nhóm trộm. Notarbartolo giả làm nhà buôn kim cương người Italy lúc thuê văn phòng tại khu trung tâm kim cương, hai năm trước khi vụ trộm diễn ra. Hắn được vào tòa nhà 24/24 và có két sắt riêng cũng trong căn hầm. Tên này sau đó bị bắt và đi tù 10 năm. Ảnh: AP
: Graff Diamonds 2009 65 triệu USD
Hai người đàn ông ăn mặc bảnh bao đã hóa trang kỹ đi taxi tới cửa hiệu Graff's Diamonds ở London năm 2009 và cướp 43 món đồ trang sức trị giá 65 triệu USD. Những người đàn ông thuộc băng cướp "Báo Hồng", chĩa súng và bắt con tin trong cửa hiệu, trước khi lái xe tẩu thoát. Sự kiện trở thành vụ cướp trang sức lớn nhất lịch sử Anh thời bấy giờ. Ảnh: AP
In a high stakes smash-and-grab, four men wearing wigs and female clothing entered a Harry Winston jewelry store in a posh Paris neighborhood in 2008 and stripped it bare. French authorities believe it was an inside jobthe robbers called store employees by their first names and knew exactly where to find its secret storage boxes, according to The Guardian. Ảnh: AP
Ba người đàn ông đội tóc giả, mặc váy năm 2008 vào cửa hàng trang sức Harry Winston ở Paris, Pháp. Chỉ chưa đầy 20 phút, chúng cướp 297 món trang sức và 104 đồng hồ trị giá 97 triệu USD. Trước đó một năm, 4 tên giả làm công nhân cũng thực hiện vụ cướp tại đây. Giới chức xác định chúng cùng một băng nhóm và bắt giữ, tống giam tổng cộng 8 tên. Hầu hết trang sức vẫn mất tích. Ảnh: AP
Brussels Airport diamond heist 2013 50 triệu USD
8 tay súng bịt mặt, mặc đồ cảnh sát cắt một lỗ hàng rào sân bay Brussels, Bỉ, lái xe tới chiếc phi cơ, nơi các nhân viên đang vận chuyển lượng đá quý trị giá 50 triệu USD lên để gửi tới Zurich, Thụy Sĩ. Những kẻ cướp chặn máy bay, đem 130 túi đá quý vào xe tải và tháo chạy. Không có phát súng nào nổ ra. Đồ họa: Gawker
Hatton Garden Ảnh: EPA
Những tên trộm hồi tháng 4 mặc đồ công nhân, khoan tường bê tông cốt thép để chui vào hầm của công ty ký thác an toàn Hatton Garden ở London, Anh, trộm đá quý, trang sức trị giá nhiều triệu USD mà không bị cảnh sát ngăn chặn. Ước tính số tài sản bị đánh cắp lên tới 200 triệu bảng Anh (300 triệu USD). Giới chức Anh hồi tháng 5 tuyên bố đã bắt 9 người khi điều tra vụ trộm. Ảnh: EPA

Fidel Castro nói Mỹ cần bồi thường cho Cuba

Cựu chủ tịch Fidel Castro nhấn mạnh Mỹ nợ Cuba "nhiều triệu USD" do Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Havana trong hơn nửa thế kỷ.

fidel-si-8689-1439517840.jpg
Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro. Ảnh: Reuters.
Mỹ áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Cuba từ đầu những năm 1960, sau khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Lệnh này vẫn còn hiệu lực dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
"Cuba xứng đáng nhận tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại, tổng cộng nhiều triệu USD, bởi quốc gia của chúng tôi đã nêu rõ những lập luận và số liệu không thể chối cãi trong tất cả các bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc",AFP dẫn thông tin cựu chủ tịch Fidel viết trong bài luận đăng tải trên truyền thông địa phương hôm qua. nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 89.
Ông không nói cụ thể về số tiền Washington nợ Havana. Trong khi đó, người dân Mỹ cũng đòi được bồi thường đối với những tài sản của Mỹ, như bất động sát, bị sung công khi ông Fidel lên nắm quyền.
Cựu chủ tịch Cuba không nhắc đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến quốc đảo hôm nay để tái mở cửa đại sứ quán ở thủ đô Havana.
Tống thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, em trai ông Fidel, thông báo về kế hoạch tiến tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014. Hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào ngày 20/7.
Tống thống Obama muốn quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba nhưng giới chức Mỹ nói điều đó cần thời gian và nó không phải một phần tự động trong quá trình bình thường hóa quan hệ. Nhiều chính trị gia đảng Cộng hòa phản đối ý tưởng này, nhấn mạnh Cuba phải cải thiện vấn đề nhân quyền và có cải cách dân chủ.
Fidel trao lại quyền lực cho em trai Raul vào năm 2006 vì lý do sức khỏe. Ông thường đóng góp các bài luận cho tờ báo Granma của đảng cầm quyền cùng nhiều hãng truyền thông khác. Bài viết đăng hôm qua là tác phẩm đầu tiên của ông kể từ ngày 8/5
.

Bí quyết sống thọ của cụ 102 tuổi: 'Đừng chạy theo phụ nữ'

Pieter và Paulus Langerock, cặp song sinh cao tuổi nhất thế giới hiện nay, cho biết họ ăn uống điều độ, uống một ly rượu vang mỗi ngày và tránh theo đuổi phụ nữ.

Cặp song sinh Paulus (trái) và Pieter Langerock nâng ly rượu vang tại viện dưỡng lão ở Bỉ. Ảnh: Reuters
Cặp song sinh Paulus (trái) và Pieter Langerock nâng ly tại viện dưỡng lão ở Bỉ. Ảnh: Reuters
Reuters cho hay cặp song sinh sinh ngày 8/7/1913 và kể từ đó, họ hầu như luôn ở bên nhau chưa bao giờ xa cách. Hiện hai người sống cùng nhau tại một viện dưỡng lão ở thị trấn Ghent, Bỉ.
"Tôi không có quá nhiều lời khuyên. Chỉ đơn giản là không lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, không ăn quá nhiều và không chạy theo phụ nữ", ông Paulus chia sẻ.
Hai người đều thưởng thức một ly rượu vang mỗi ngày.
"Cho chúng tôi một ly Bordeaux, phải là loại ngon đấy", ông Paulus nói với y tá tại viện dưỡng lão, nơi họ đã chuyển về sống được 3 năm.
Hai người đều không kết hôn, vì họ không đồng ý sự lựa chọn bạn đời của người còn lại.
"Paulus là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi luôn bên nhau", ông Pieter nói.
Hiện họ là cặp song sinh sống thọ nhất thế giới. Họ cần thêm 3 năm nữa để phá vỡ kỷ lục trước đây của anh em người Mỹ Glen và Dale Moyer với tuổi thọ 105.
Tuy nhiên, Paulus không quan tâm đến điều đó.
"Khi chúng tôi 85 tuổi, bác sĩ đã nói với chúng tôi rằng 'ông sẽ không sống đến 100 tuổi'. Tôi thật sự không muốn già như thế này đâu", ông Paulus nói.

Mỹ phát triển tên lửa chống hạm mới đối phó Trung Quốc

Mỹ đang triển khai nhiều bước đi quyết liệt hơn nhằm tăng năng lực hệ thống tên lửa chống hạm, giành vị thế áp đảo so với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

clip-image002.jpg
Một tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon được phóng từ tàu USS Leahy trên biển Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy
Bắt đầu từ năm 2017, hải quân Mỹ sẽ thực hiện giai đoạn hai của chương trình Gia tăng Sức mạnh Tấn công Mục tiêu nổi (OASuW II) nhằm triển khai một loại tên lửa chống hạm mới, tiên tiến hơn, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện có, theo National Interest.
Phát biểu tại tọa đàm tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington , Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết chương trình OASuW II sẽ thử nghiệm so sánh tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới.
"Điều tôi muốn thấy là qua thử nghiệm hỏa lực hải quân Mỹ cần có, yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa vào loại tên lửa Tomahawk Block IV mới, sau đó so sánh nó với hỏa lực của tên lửa chống hạm tầm xa LRASM đã có ở chương trình OASuW giai đoạn một. Hai mẫu tên lửa này sẽ được đánh giá để tìm ra vũ khí tấn công thế hệ mới", ông Aucoin phát biểu trước báo giới.
Mục đích cao nhất của chương trình OASuW là nhằm nới rộng hơn nữa khoảng cách về tên lửa chống hạm giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng Trung Quốc.
Chương trình phát triển tên lửa của Trung Quốc bắt đầu từ cuối thập niên 60. Cùng với những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật nói chung, khoảng thời gian từ đầu thập kỷ 1990, Bắc Kinh đã nhanh chóng triển khai được nhiều biến thể khác nhau từ nguyên mẫu tên lửa DF-21, vốn được phát triển từ mẫu JL-1 sử dụng nhiên liệu rắn.
Các phiên bản DF-21 được thiết kế cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ mang đầu đạn hạt nhân đến chống hạm. Phiên bản DF-21D mới nhất được cho là tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đầu tiên trên thế giới. DF-21D có khả năng đạt tốc độ Mach 10, tương đương 12.250 km/h và tầm bắn lên tới 2.000 km. DF-21D có thể mang đầu đạn hạt nhân và xác định mục tiêu thông qua hệ thống định vị vệ tinh GPS hoặc Bắc Đẩu.
Trung Quốc mới đây cũng thử thành công lần thứ 4 tên lửa WU-14 có tốc độ Mach 10 nhưng quỹ đạo bay khá phẳng, có khả năng xuyên qua lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên, trong tác chiến chiến thuật, DF-21D vẫn là mối đe dọa thực sự nghiêm trọng đối với tàu chiến của Mỹ và buộc Washington phải sớm hoàn thành chương trình phát triển các loại tên lửa chống hạm tầm xa tối tân hơn.
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM là một sản phẩm thuộc chương trình nghiên cứu chung giữa hải quân và không quân Mỹ cùng Cục nghiên cứu Dự án Quốc phòng Hiện đại (DARPA), thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Chương trình này có mục tiêu tìm ra vũ khí tạm thời trước khi OASuW giai đoạn hai kết thúc vào khoảng sau năm 2020. Tên lửa LRASM do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất được cho là có tầm bắn lên tới 960 km và có thể mang các đầu đạn xuyên giáp hoặc đầu đạn chùm nặng gần nửa tấn.
Tên lửa LRASM được thiết kế nhằm trang bị cho hải quân và không quân Mỹ khả năng bắn xa với độ chính xác cao, đồng thời có thể vượt qua môi trường tác chiến điện tử của đối phương. Để đạt yêu cầu đó, LRASM được tích hợp các cảm biến và hệ thống dẫn đường bán tự động nhằm giảm lệ thuộc vào các nền tảng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), cũng như đường dẫn mạng hay hệ thống định vị vệ tinh. LRASM cũng được ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất giúp nâng cao khả năng sống sót và sát thương chính xác nhằm vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương và bắn trúng mục tiêu.
Theo tạp chí USNI News của Học viện Hải quân Mỹhiện chỉ tồn tại phiên bản tên lửa chống hạm tầm xa LRASM cho máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, giai đoạn hai của chương trình OASuW đặt mục tiêu là tên lửa OASuW sẽ khai hỏa từ các ống phóng thẳng đứng (VLS) MK 41, hiện trang bị trên các khu trục hạm và tuần dương hạm có tên lửa hành trình. USNI News tiết lộ hãng Lockheed Martin đang thử nghiệm  nội bộ thao tác phóng LRASM từ các ống MK41.
Tên lửa Tomahawk Block IV
clip-image002_1439375400.jpg
Chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ bay phía sau giám sát Tomahawk Block IV trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: US Navy  
Đối nghiệm của tên lửa LRASM là Tomahawk, một vũ khí chủ lực của hải quân Mỹ từ lâu nay, thường được bắn từ chiến hạm nhằm vào các mục tiêu trên đất liền. Tomahawk là loại tên lửa do Raytheon sản xuất, tầm bắn tới 1.800 km và có thể sống sót trước nhiều kịch bản xung đột khác nhau. Thông tin trên trang chủ của Raytheon cho biết mẫu tên lửa mới nhất Tomahawk Block IV "tích hợp kết nối dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép tên lửa xác định lại mục tiêu trong khi đang bay". Mẫu Tomahawk Block IV được thiết kế nhằm mục tiêu vừa nâng cao khả năng tác chiến vừa giảm thiểu chi phí.
Khả năng điều chỉnh đường bay là một tính năng hoàn toàn mới của Block IV và có thể đáp ứng những yêu cầu về sát thương của tên lửa chống hạm mà hải quân Mỹ đặt ra. Trong cuộc thử nghiệm đầu năm 2015, một tên lửa Tomahawk Block IV đã bắn chính xác mục tiêu khiến Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work sau đó phải gọi cuộc thử nghiệm này là một bước tiến có tính chất "thay đổi cuộc chơi".
Lựa chọn thay thế tối ưu
Bryan Clark, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), đồng thời là một cựu tư lệnh hải quân, nhận định việc so sánh tên lửa chống hạm tầm xa LRASM và tên lửa Tomahawk Block IV mới là một ý tưởng hay. Ông nhấn mạnh Tomahawk có thể không xuất sắc bằng LRASM nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Clark cũng chỉ ra một lựa chọn khác cho chương trình là tên lửa tấn công trang bị trên tàu chiến của hãng sản xuất Na Uy Kongsberg. Tên lửa này có tầm bắn và giá thành tương đương LRASM nhưng đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt. Clark cũng gợi ý điều quan trọng nhất là hải quân Mỹ phải triển khai được một loại tên lửa có thể đảm bảo cả hai mục tiêu là tấn công đất liền và chống hạm để giảm bớt thao tác chuẩn bị ống phòng trong từng loại nhiệm vụ khác nhau.
Bất kể Tomahawk Block IV hay LRASM có ưu thế hơn trong cuộc so nghiệm này thì mục tiêu mà hải quân và không quân Mỹ mong muốn cũng là giành lại thế chủ động chiến thuật và sức mạnh áp đảo về tên lửa so với đối thủ nặng ký nhất ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc bị chỉ trích về an toàn lao động sau vụ nổ lớn

Các chuyên gia an toàn cho rằng nhà kho chứa hóa chất độc hại và vật liệu nguy hiểm, gây ra hai vụ nổ lớn ở Thiên Tân, Trung Quốc, lẽ ra không nên đặt gần khu dân cư. 
thien-tan1-7030-1439514655.jpg
Khói bốc lên từ vụ nổ ở khu công nghiệp tại Thiên Tân. Ảnh: Reuters
Một chiến dịch cứu hộ lớn đang diễn ra ở khu công nghiệp tại thành phố Thiên Tân, nơi xảy ra hai vụ nổ đêm 12/8, giữa nỗi lo sợ sẽ có thêm các vụ nổ mới và các hóa chất độc hại bị rò rỉ.
Giới chức Trung Quốc ước tính cường độ của vụ nổ tương đương khoảng 21 tấn thuốc nổ TNT. Tuy nhiên, một chuyên gia an toàn của Anh tin rằng sức công phá của nó phải tương đương 100 tấn thuốc nổ, gần bằng 200 quả bom xe lớn.
Tiến sĩ Tony Cox, thuộc Viện Kỹ sư Cơ khí và là một chuyên gia điều tra tai nạn, cũng đặt ra câu hỏi tại sao một cơ sở chứa lượng lớn hóa chất nguy hiểm như thế lại không được xây dựng ở khu vực biệt lập hơn.
"Vấn đề lớn ở đây là khoảng cách quá gần giữa cơ sở này và các cơ sở lân cận", ông nói với Telegraph. "Không chỉ các ngôi nhà bị vỡ cửa sổ dù ở cách đó ít nhất một km, lực lượng lao động ở các cơ sở lân cận cũng có thể gặp nguy hiểm".
Ông cho rằng cường độ lớn của vụ nổ chứng tỏ các hàng hóa nguy hiểm được trữ ở bên trong với số lượng rất lớn mà không được tách riêng.
Theo ông Cox, Anh và Liên minh châu Âu (EU) kiểm soát rất chặt chẽ các địa điểm chứa hóa chất độc hại.
thient-an-7875-1439514655.jpg
Nhân viên vệ sinh dọn dẹp một đường cao tốc sát hiện trường vụ nổ. Ảnh: Reuters
Theo Beijing News, nhà kho trên chứa một lượng lớn hóa chất dễ gây cháy nổ, trong đó có kali nitrat, một trong những thành phần chính của thuốc súng. Có những nhà kho chứa hơn 700 tấn natri xyanua, một loại muối độc hại được sử dụng trong quá trình khai thác ở các mỏ vàng.
Ông Wu Chunping, một kỹ sư cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Khai thác mỏ và Luyện kim Bắc Kinh, cho rằng chính quyền chưa hành động đủ mạnh để bảo vệ người dân và các nhân viên cứu hộ khỏi những ảnh hưởng có hại của xyanua, hóa chất có thể gây nguy hiểm nếu hít vào hoặc tiếp xúc với da dưới dạng pha loãng.
Người dân ở Bắc Kinh, cách Thiên Tân, 120 km, đã bắt đầu đeo khẩu trang vì lo sợ vụ nổ phát tán hoá chất độc hại vào không khí.
Theo giới chức, hỏa hoạn bước đầu đã khống chế vào chiều qua, sau khi 1.000 nhân viên cứu hỏa và 143 xe chữa cháy được triển khai. Trong khi đó, 217 chuyên gia về vật liệu hạt nhân và hóa học được cử đến hiện trường thu dọn các hóa chất độc hại.
Trung Quốc hiện chưa thể xác định nguyên nhân vụ cháy ban đầu và những vụ nổ sau đó. Một giám đốc của công ty sở hữu nhà kho trên đã bị bắt.
Với dân số 14 triệu người, Thiên Tân là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc và là một hải cảng, trung tâm thương mại quan trọng đối với thủ đô Bắc Kinh, cách đó 30 phút đi tàu cao tốc
.